Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản

Share:

 Những bức ảnh của Ken Hoshi đã thu hút rất nhiều du khách đến Oku Aizu (Nhật Bản) để chiêm ngưỡng khung cảnh chuyến tàu Tadami chạy qua thung lũng mờ sương và khu rừng mê hoặc.

Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản

uyến đường sắt Tadami dài khoảng 135 km, chạy qua vùng Tohoku của hòn đảo Honshu, nối liền thị trấn lâu đài Aizu Wakamatsu (tỉnh Fukushima) với Koide (tỉnh Niigata). Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với núi, rừng, hồ và những trận tuyết rơi dày đặc của khu vực này đã trở thành niềm cảm hứng để nhà thơ haiku Matsuo Basho viết nên tác phẩm "Con đường hẹp đến miền Bắc sâu thẳm" vào năm 1689. Ảnh: Ken Hoshi.

Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản
Vùng Tohoku là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách muốn tạm lánh khỏi cuộc sống xô bồ nơi phố thị để trở về với thiên nhiên. Hầu hết khách du lịch nước ngoài thường biết đến Fukushima - tỉnh cực nam của vùng Tohoku - nơi xảy ra trận động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân tàn phá nhà cửa, khiến nhiều người thiệt mạng vào tháng 3/2011. Oku Aizu không chịu ảnh hưởng của thảm họa năm đó, nhưng thung lũng này đã phải hứng chịu những con bão dữ dội, gây ra lũ lụt phá hủy 3 cây cầu trên tuyến đường sắt Tadami. Ảnh: CNN.

Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản

Với việc dân số tại Oku Aizu ngày càng thu hẹp và chi phí sửa chữa quá lớn, chính quyền địa phương cho biết việc khôi phục những cây cầu là không khả thi. Điều này dẫn đến nguy cơ "chuyến tàu lãng mạn" dần rơi vào quên lãng. Tuy vậy, Ken Hoshi, nhiếp ảnh gia địa phương đã nhận thấy tiềm năng du lịch to lớn của khu vực này. Người đàn ông 70 tuổi chụp ảnh Oku Aizu trong 300 ngày mỗi năm, ghi lại khoảnh khắc đoàn tàu Tadami nhỏ bé băng qua cây cầu vòm vào nhiều thời điểm khác nhau, gồm có mùa đông tuyết trắng xóa, hoa anh đào mùa xuân, sương mù mùa hè và tán lá thu rực đỏ. Ảnh: South China Morning Post.

Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản
Ken Hoshi thường xuyên đăng tải những bức ảnh này trên mạng xã hội, cũng như mang chúng đến các triển lãm quốc tế để quảng bá du lịch địa phương. Nhờ đó, tuyến đường sắt Tadami không những nhận được yêu thích của du khách Đài Loan (Trung Quốc), mà còn được Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản sửa chữa. Theo dự kiến, công tác khôi phục tuyến đường sắt Tadami sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022. Nhà chức trách còn có kế hoạch lắp đặt thêm một số trạm quan sát phục vụ cho nhu cầu thưởng ngoạn của khách du lịch. Ảnh: Fukushimatravel.
Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản
Bên cạnh đó, Ken Hoshi mong muốn chính quyền địa phương sẽ xây dựng thang máy trên ngọn đồi gần thành phố Mishima để du khách có thể chiêm ngưỡng quang cảnh sông Tadami trong những ngày tuyết rơi. Đồng thời, ông cũng khởi động dự án du lịch bằng thuyền đáy bằng truyền thống dọc theo sông Tadami. Trước đây, những gia đình ở làng Mifuke đều sở hữu loại phương tiện này để đi học, đi làm và mua sắm. Nhưng vào năm 1964, một trận lở đất đã phá hủy ngôi làng. Ảnh: Booking.
Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản

Hoshi cho rằng đây là trải nghiệm tuyệt vời cho khách du lịch khám phá Oku Aizu, ngoài việc chỉ ngắm cảnh và chụp ảnh. Người đàn ông 70 tuổi đặt tên cho dịch vụ này là Mugenkyo no Watashi (phà qua hẻm núi mờ sương huyền ảo). Hiện nay, Hoshi đã chiêu mộ một thợ mộc địa phương biết đóng thuyền đáy bằng truyền thống, cùng những người đàn ông lái đò chở khách du lịch. Ảnh: Inkl.
Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản

Ngoài tuyến đường sắt Tadami, vùng Oku Aizu còn có những điểm tham quan nổi tiếng khác, bao gồm: Mishima là thành viên của Les Plus Beaux Villages de la Terre (các ngôi làng đẹp nhất thế giới); Aizu Wakamatsu được mệnh danh là thành phố Samurai; tắm rừng (Forest bathing), liệu pháp để giảm căng thẳng ở Nhật Bản trong những cánh rừng sồi Tadami; hồ Numazawa, miệng núi lửa khổng lồ với khung cảnh thanh bình, thích hợp để cắm trại hoặc chèo thuyền kayak... Ảnh: Japankuru.


Không có nhận xét nào