Trong nhà đặt một chậu cây, bệnh nặng bệnh nhẹ đều tan biến!

Share:

 Trong giới hoa cỏ, có những loài hoa và cây có vẻ đẹp và năng lượng chữa bệnh tuyệt vời, hãy trồng một hoặc hai chậu tại nhà, bạn có thể có được những vị thuốc tự nhiên để chữa những bệnh nhẹ và những cơn đau, có thể mang lại sức khỏe cho cả gia đình trong tầm tay của mình, cớ sao chúng ta không làm!

Trong nhà đặt một chậu cây, bệnh nặng bệnh nhẹ đều tan biến!

Kim ngân hoa

Hoa đầu tiên để thanh nhiệt và giải độc

Kim ngân hoa có mùi thơm dễ chịu, khi nở hoa rất thơm, có tác dụng trừ tà, đồng thời được biết đến như một vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng rất tốt. Sau khi cây kim ngân nở hoa, hái xuống và ngâm nước uống vào mùa hè để giảm các triệu chứng như cảm lạnh và đau họng. Kết hợp nó với trà hoa cúc và cẩu kỷ để nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực. Kim ngân hoa 15 gam, Cam thảo sống 3 gam, sắc nước súc miệng bất cứ khi nào, có thể làm giảm các triệu chứng của viêm họng và loét miệng.

Lời khuyên:

Cây kim ngân là loại cây đặc trưng cần ánh sáng tương đối cao, khi trồng tại nhà bạn nên đặt cây trong môi trường có nắng càng nhiều càng tốt. Kim ngân hoa thích hợp với những người có thể chất bình hòa hoặc nội nhiệt, người bị tỳ vị hư nhược (như thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, lạnh bụng, tay chân lạnh) không nên dùng kim ngân hoa để ngâm nước uống.

Hoa bách hợp (hoa huệ)

Chỉ cần ngửi mùi hoa đã có thể trị bệnh

Hoa huệ thanh tao, thuần khiết, nhiều màu sắc, hương thơm dễ chịu, được mệnh danh là “vân thường tiên tử”, được mọi người yêu thích.

Hương nhẹ nhưng không tầm thường, thông qua quá trình quang hợp, hoa giải phóng oxy và tỏa ra hương thơm, có thể giúp thanh lọc không khí trong nhà rất nhiều. Đối với những cặp vợ chồng mới cưới, bách hợp có thể tạo nên phong thủy tốt cho không gian sống của họ. Giá trị chủ yếu của hoa bách hợp ngoại trừ việc ngắm cảnh, giá trị dược liệu của nó còn tuyệt vời hơn, ngửi hoa có thể làm dịu tâm trí và giải tỏa phiền muộn. Là một dược liệu, nó có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng âm hạ sốt, nhuận tràng thông tiện.

Lời khuyên:

Bách hợp vị ngọt tính lạnh, không dùng cho những người ho do phong hàn, đi ngoài phân lỏng, tỳ vị suy nhược, hàn thấp trì trệ, thận dương suy giảm.

Diếp cá

Thuốc kháng sinh tự nhiên, chứng viêm có thể tiêu tan

Mua một số diếp cá và trồng nó trên ban công là một lựa chọn tốt. Diếp cá là một loại kháng sinh tự nhiên và an toàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và kháng lại vi rút.

Trong nhà đặt một chậu cây, bệnh nặng bệnh nhẹ đều tan biến!

Diếp cá, là một loại kháng sinh thực vật, điều quý nhất là dược tính của nó có tác dụng trên toàn bộ cơ thể con người. Từ viêm họng hạt, viêm phổi, cho đến viêm đường tiết niệu, viêm đường âm đạo, viêm thận, viêm trên da và herpes, tất cả đều có thể chữa khỏi. Cả rễ và lá đều có thể ăn được. Uống trà diếp cá nhiều hơn nếu bạn hút thuốc, có thể ngăn ngừa viêm họng mãn tính, viêm phế quản và thậm chí là ung thư phổi.

Lời khuyên:

Diếp cá có tính hàn và không nên ăn nhiều. Không nên dùng nếu thể trạng âm hư; mụn nhọt, vết loét không bị sưng, nóng, đỏ, đau.

Bạc hà

Tỉnh táo não, trị cảm mạo pong nhiệt.

Mùi hương của bạc hà có thể giúp trẻ suy nghĩ sáng suốt, phản ứng nhạy bén, có lợi cho sự phát triển trí tuệ.
Bạc hà cũng là một vị thuốc Đông y được sử dụng phổ biến, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh đầu mục, lợi yết hầu, giảm phiền muộn, cảm mạo phát nhiệt, đau họng và đau răng. Bạn có thể dùng để pha trà, nấu cháo hoặc nấu canh đều được. Vì bạc hà có sức thẩm thấu mạnh, có tác dụng làm đầu óc sảng khoái, khi bị chóng mặt có thể hái hai lá bạc hà đắp lên thái dương để giảm các triệu chứng.

Lời khuyên:

Bạc hà có chức năng làm tỉnh táo không nên đặt trong phòng ngủ vào ban đêm. Thực vật phản hô hấp vào ban đêm, ban ngày hít thở khí cacbonic và thải ra khí oxy, ban đêm không quang hợp thì lấy khí oxy và thải ra khí cacbonic.

Hoa nhài

Thanh nhiệt giải độc

Hoa nhài có hương thơm dễ chịu, những bông hoa trắng nhỏ có hương hoa nồng nàn, làm cho người ta chỉ cần ngửi thấy mùi thơm sẽ cảm thấy tâm tình thoải mái, khi chán nản, mất tự tin ngửi thấy sẽ có tác dụng nâng cao tinh thần, cũng có thể làm dịu các bệnh về da khó chịu như viêm.

Trong nhà đặt một chậu cây, bệnh nặng bệnh nhẹ đều tan biến!

Hoa, lá và rễ cây đều có thể dùng để sử dụng, thường đào rễ sau mùa thu, thái lát phơi khô dự phòng; hái hoa vào mùa hè và mùa thu, phơi khô để dùng sau. Nó có tính cay, ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp. Hoa của nó có thể đóng một vai trò thanh nhiệt và giải độc, có thể chữa sốt ngoại sinh, đau bụng và mụn độc. Để chữa mất ngủ, dùng 1,5 gam rễ hoa nhài, sắc lấy nước.

Lời khuyên:

Hương nhài quá nồng, không nên trồng trong nhà, bạn có thể trồng ở sân ban công ngoài trời. Ngoài ra, hoa nhài có tính lạnh nên những người có cơ địa yếu không thích hợp dùng nhiều. Ví dụ như trà hoa nhài nếu người thể trạng yếu uống thường xuyên có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa hoặc suy giảm thể lực.

Cẩu kỷ (Kỷ tử, củ khỉ, củ khởi)

Sự lựa chọn hàng đầu để bảo vệ gan và cải thiện thị lực

Cây cẩu kỷ có bản chất mạnh mẽ, sức sống bền bỉ, không sợ nóng lạnh, không sợ bị hư hại, chịu nắng, chịu được cằn cỗi và kiềm nên rất dễ trồng. Cây có hoa nhỏ màu vàng vào mùa xuân và kết thành chùm vào mùa hè rất đẹp.

Quan trọng hơn, toàn thân cây cẩu kỷ là một vật báu, lá, quả, rễ và vỏ đều có thể dùng làm thuốc, là một dược liệu quý của Trung Quốc. Cẩu kỷ có chức năng dưỡng huyết, bổ phổi, bổ gan, cải thiện thị lực, tốt cho dạ dày và tinh thần, kéo dài tuổi thọ,… Thường được chế biến thành các loại thuốc bổ như rượu cẩu kỷ, cao cẩu kỷ hoặc nấu cháo.

Lá cây cẩu kỷ có tên khoa học là Thiên Tinh Thảo, có chứa vitamin C, lysine, kali nitrat, … có thể điều chỉnh huyết áp và giảm lipid máu, đồng thời có tác dụng chống lão hóa. Người cao tuổi mắc bệnh mãn tính, sức khỏe yếu có thể trồng cây cẩu kỷ.

Lời khuyên:

Một số người bị huyết áp cao hay tính tình cáu gắt, cũng như những người hay bị đỏ mặt trong cuộc sống hàng ngày, tốt nhất chúng ta nên ăn ít lại để tránh bổ sung quá nhiều. Ngoài ra, những bệnh nhân đang bị cảm, sốt, viêm nhiễm toàn thân, tiêu chảy… thì không nên ăn trong thời gian mới phát bệnh.

Hoa Cúc

Chuyên thanh nhiệt giải độc

Hoa cúc luôn được coi là biểu tượng của sự trong sáng thanh cao, đồng thời là đại diện cho sự hòa nhã và tình bạn của những danh sỹ. Hoa cúc rất phổ biến trong giới văn nhân Trung Quốc cổ đại vì nó nở vào cuối mùa thu mà không sợ lạnh.

Tinh dầu hoa cúc có chứa các cyclosterone, long não và các chất thơm dễ bay khác thường dùng để chữa đau đầu. Hoa cúc không chỉ để ngắm mà còn có rất nhiều công dụng và có thể ăn được. Có thể ủ, uống, làm thuốc, hoa cúc phơi khô, ngâm với kim ngân hoa, hoa nhài có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống phong nhiệt, cảm mạo, viêm họng, trị mụn nhọt. Uống thường xuyên có thể hạ hỏa, có tác dụng an thần tĩnh tâm.

Lời khuyên:

Hoa cúc có tính lương nên tránh ăn đồ lạnh dẫn đến tăng gánh nặng cho tỳ vị. Nếu tỳ vị hư hàn, không nên uống trà hoa cúc thường xuyên.

Hoa oải hương

Thuốc an thần tự nhiên

Hoa oải hương được mệnh danh là “Vua của các loại thảo mộc”, có hương thơm tươi mát, thanh tao và tính chất dịu nhẹ, được công nhận là loài thực vật có tác dụng an thần, có hiệu ứng thôi miên. Hương hoa của nó có thể làm giảm căng thẳng, dịu tâm trí, bình tĩnh hơn và có hiệu quả đối với chứng nhịp tim nhanh do thần kinh, đầy hơi và đau bụng.

Trong nhà đặt một chậu cây, bệnh nặng bệnh nhẹ đều tan biến!

Trà hoa oải hương có rất nhiều lợi ích, thân và lá của nó cũng có thể dùng làm thuốc, có tác dụng bồi bổ dạ dày, đổ mồ hôi, giảm đau, là vị thuốc rất tốt chữa cảm lạnh, đau bụng, chàm. Hoa oải hương được xay nhỏ và đắp lên vùng da bị ong đốt để giảm sưng và đau. Có thể làm thành túi thơm thay thế viên long não bỏ vào tủ để xua đuổi côn trùng. Cho hoa oải hương khô vào nước nóng khi tắm có thể làm ấm cơ thể và giúp ngủ ngon.

Lời khuyên:

Oải hương có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ huyết áp, bệnh nhân huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng. Những người bị trầm cảm, thể trạng đặc biệt, dương hư, huyết ứ không thích hợp với hoa oải hương và nên ít dùng hoặc không nên dùng. Bột hoa oải hương là một loại thuốc điều kinh, phụ nữ nên tránh sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Thạch hộc

Sinh tân dưỡng vị, dưỡng âm thanh nhiệt.

Thạch hộc có hoa tao nhã, đẹp tinh tế, màu sắc tươi tắn và thơm, được mệnh danh là một trong “tứ đại quan thưởng dương hoa”.

Là một cây thuốc nam có vị ngọt tự nhiên và hơi mặn, tính lạnh, thuộc kinh tỳ, thận, phổi. Ích vị sinh tân, dưỡng âm thanh nhiệt. Nó được sử dụng cho các chứng âm thương tân khuy, khô miệng cảm giác khát, biếng ăn và chậm tiêu, suy nhược sau khi ốm và mắt mờ nhìn không rõ. Thạch hộc 15 gam, mạch môn 10 gam, lá trà xanh 5 gam. Cho thạch hộc, mạch môn và trà xanh vào một tách trà và đun sôi nước để pha trà. Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân lợi hầu.

Lời khuyên:

Thời kỳ đầu phát sốt chưa âm thương, người thấp ôn bệnh chưa khô hóa, người tỳ vị hư hàn (ám chỉ những người dạ dày tiết ra quá ít axit) không được dùng.

Điền thất (tam thất)

Giảm trầm cảm, thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ

Điền thất hay còn được gọi là tam thất, là một viên ngọc quý trong dược liệu của Trung Quốc. “Nhân sâm là vị thuốc bổ khí đầu tiên, còn điền thất là vị thuốc bổ huyết đầu tiên.” Hoa điền thất được hái từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, giúp cải thiện tình trạng bồn chồn, tâm thần bất ổn,… Sử dụng hồng táo, cam thảo và lúa mì, dùng canh cam mạch đại táo có tác dụng dưỡng huyết an thần, thư can giải uất.

Chủ yếu được sử dụng để giảm huyết áp và mỡ máu. Phần đầu rễ được dùng chủ yếu cho các bệnh tim mạch và mạch máu não. Rễ có vị đắng, tính mát, công dụng chủ trị khí, thu sáp, tiêu sưng, điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, viêm thanh quản, lao lực, vết bầm tím do va đập, sưng đỏ và đau, ngứa.

Lời khuyên:

 

Không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

Thảo Nguyên biên dịch

Nguồn: Sound of hope

Nguồn: https://vandieuhay.org/trong-nha-dat-mot-chau-cay-benh-nang-benh-nhe-deu-tan-bien.html


Không có nhận xét nào