Những thực phẩm không nên ăn khi bụng đói kẻo tự "phá nát" dạ dày của mình

Share:

 

Khi đói, dạ dày trở nên nhạy cảm do đó không phải loại thực phẩm nào cũng ăn được vì có rất nhiều thực phẩm có thể phá hoại dạ dày của bạn.

Những thực phẩm không nên ăn khi bụng đói kẻo tự "phá nát" dạ dày của mình

Khoai lang

Khoai lang không hề tốt đối với một cái bụng lép kẹp. Điều này là do, khoai có thể làm tăng sản sinh axit trong dạ dày. Những người bị viêm sưng và đau dạ dày không nên ăn khoai, đặc biệt khi đói, nếu muốn tránh làm bệnh của mình thêm trầm trọng.

Táo tàu khô

Táo tàu khô có chứa nhiều pectin và axit tannic. Những chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ gây kết tủa thành cục trong dạ dày.

Chuối

Chuối có rất giàu magiê và các chất khác, nên nếu bạn ăn chuối trong tình trạng bụng đói sẽ gây ra sự gia tăng đột biến về số lượng magiê trong máu, gây ra chứng magiê máu, mất cân bằng canxi. Từ đó làm ức chế tim mạch, không có lợi cho sức khỏe. Lâu dài có thể sinh ra những trạng thái nguy hiểm cho cơ thể của bạn.

Dứa

Dứa giàu enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, loại quả này tốt nhất nên ăn sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.

Cà chua

Cà chua là loại quả chứa rất nhiều pectin – một dạng keo tự nhiên trong trái cây, đồng thời có nhiều chất keo dạng bột thuộc thành phần có tính hòa tan. Ăn cà chua lúc đói bụng rất dễ sinh ra các phản ứng hóa học với axit, khiến cho áp lực dạ dày tăng lên, gây giãn nở dạ dày cấp tính, khiến bạn cảm thấy đầy hơi, đau bụng.

Tỏi

Tỏi là thực phẩm hữu dụng, đa năng. Nó có thể được sử dụng làm gia vị, thảo dược, … Tuy nhiên, ăn tỏi khi đói lại phản tác dụng, gây tấy rát niêm mạc dạ dày và ruột, không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Đường

Đường là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thụ nhất. Khi đói bụng, nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Bởi trong thời gian ngắn cơ thể sẽ không thể tiết đủ insulin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu, khiến đường huyết đột ngột tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ.

Hơn nữa, đường cũng là loại thực phẩm có tính axit. Ăn đường lúc đói, còn làm phá với sự cân bằng axit-base và sự cân bằng của các loại vi sinh vật, không có lợi cho sức khỏe.

Nước lạnh

Khi bụng đói, tốt nhất bạn không nên uống nước lạnh vì việc này có thể dẫn tới những phản ứng tiêu hóa bất lợi. Hiện tượng kéo dài sẽ gây ra phản ứng enzim, làm nảy sinh bệnh về dạ dày – ruột. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Cam, quýt

2 loại quả này rất giàu vitamin C, các axit hữu cơ. Nếu ăn khi đói sẽ càng làm tăng lượng axit trong dạ dày và phản ứng với các dịch vị gây cảm giác khó chịu và nôn mửa.

Sữa

Sữa chứa lượng lớn protein. Tuy nhiên, nếu uống sữa khi dạ dày lép kẹp, các protein sẽ bị ép tham gia quá trình tiêu thụ nhiệt năng. Khi ấy, sữa sẽ không còn tác dụng bổ sung dinh dưỡng. Do đó, cách uống sữa đúng nhất trong lúc đói là kết hợp nó cùng đồ ăn nhẹ như bánh mì hay các loại thực phẩm có chứa bột.

Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều axit no đơn và chất nhựa dính. Ăn khi đói sẽ gây cảm giác nóng ruột, rất khó chịu. Vì thế, đây là thực phẩm không nên ăn khi đói mà bạn cần chú ý.

Rượu

Một trong những thực phẩm không nên ăn khi đói chính là rượu. Uống rượu cồn khi đói, đặc biệt là các loại rượu cồn nặng, sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc cồn cấp tính, nôn mửa, đau dạ dày và thậm chí bị choáng.

Kẹo

Kẹo là một loại đồ ăn rất dễ được cơ thể hấp thụ. Khi ăn nhiều kẹo trong lúc đói bụng, lượng đường trong kẹo sẽ được nạp một cách nhanh chóng vào trong cơ thể mà không có sự điều tiết thích hợp. Điều này sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tật.

Đối với trẻ em, bạn cần đặc biệt chú trọng điều này hơn. Không để cho bé ăn kẹo trước bữa ăn cơm. Việc ăn kẹo trước bữa không chỉ khiến cho bé ngang bụng (ngang dạ/no ngang), không hấp thụ được các loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn khiến cho cơ thể của bé dễ bị mắc bệnh.

Quả hồng

Quả hồng có tác dụng thu lại rất mạnh mẽ và khi gặp phải acid dạ dày trong lúc dạ dày trống rỗng thì dễ dàng kết hợp với acid dạ dày tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan. Tuy nhiên, những cục này nếu bé có thể được thải ra theo đường phân, nhưng nếu là cục to thì sẽ thành đóng thành sỏi, rất nguy hiểm.

Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-thuc-pham-khong-nen-an-khi-bung-doi-keo-tu-pha-nat-da-day-cua-minh-post1402829.tpo


Không có nhận xét nào